Tháp Bình Lâm

Tháp Bình Lâm nằm tại Tuy Phước, là công trình kiến trúc nghệ thuật Chăm trong quần thể di tích Thành Thị Nại, có niên đại nửa đầu thế kỷ XI
5/5 - (11818 bình chọn)

Tháp Bình Lâm là một ngôi tháp tương đối đặc biệt ở Bình Định, vì khác với các tháp khác nằm trên đồi thì tháp Bình Lâm nằm ngay trên đồng bằng và như hoà mình vào thiên nhiên và khu dân cư bao quanh.

1. Giới thiệu Tháp Bình Lâm

Tháp Bình Lâm là công trình kiến trúc nghệ thuật Chăm nằm trong quần thể di tích Thành Thị Nại, có niên đại nửa đầu thế kỷ XI. Các mô típ trang trí được tạc trực tiếp lên gạch, tỷ lệ cân đối tạo vẻ đẹp riêng cho ngôi tháp, những họa tiết trang trí tháp cho thấy chớm phôi thai một phong cách đặc trưng, khỏe khoắn, đường đệ – Phong cách Bình Định.

Tháp Bình Lâm nằm ngay trên đồng bằng không như những Tháp Chăm khác nằm trên đồi cao

Tháp Bình Lâm mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật, là một trong những công trình quan trọng mà người Chăm xưa để lại trên đất Bình Định

Di tích Tháp Bình Lâm được xếp hạng cấp quốc gia ngày 16 – 12 – 1993

Tháp được công nhận là di tích lịch sử văn hóa – kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1993

2. Tháp Bình Lâm ở đâu?

Tháp Bình Lâm nằm sát ven sông Gò Tháp đổ ra cửa biển Thị Nại của xóm Long Mai, thôn Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước cách thành phố Quy Nhơn 22km.

Toàn cảnh Tháp Bình Lâm từ trên cao. Ảnh: Sở du lịch Bình Định

Các bạn có thể tham khảo đường đi đến Tháp Bình Lâm từ Quy Nhơn theo Google Map dưới đây:

Đường chỉ dẫn đến Tháp Bình Lâm

3. Giá vé và giờ hoạt động Tháp Bình Lâm

Giá vé hiện nay: Miễn phí

Giờ hoạt động:

Buổi sáng: Từ 07h30 đến 11h30

Buổi chiều: 14h00 đến 17h30

4. Nguồn gốc tên gọi “Tháp Bình Lâm”

Cái tên Bình Lâm gắn liền với quá trình chinh phục, khai phá vùng đất này. “Bình Lâm” tức là chinh phục khu rừng rậm và cũng từ chữ “Bình Lâm” của thôn, người ta đặt tên cho tháp. Theo Đại Nam nhất thống chí thì ngôi tháp này gọi là tháp Tranh Trúc. Nhưng hiện nay, nhân dân ở vùng này vẫn quen gọi là tháp Bình Lâm, ít ai biết đến cái tên Thanh Trúc.

Tháp nằm tại Thôn Bình Lâm nên có tên gọi như hiện nay

5. Lịch sử Tháp Bình Lâm

Xét trong hệ thống tháp Chàm Bình Định, tháp Bình Lâm thuộc nhóm tháp cổ có niên đại sớm nhất. Tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ X – đầu thế kỷ XI, thuộc phong cách chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định, theo nghiên cứu, tháp Bình Lâm nằm trong khu thành Bình Lâm là kinh đô đầu tiên tạm thời khi các vị vua Chăm dời đô từ Quảng Nam vào Bình Định trước khi xây dựng kinh đô Đồ Bàn, khi thành Đồ Bàn được xây dựng thì Bình Lâm mất vị trí là trung tâm chính trị, hành chính của Chăm Pa.

Tháp có nguồn gốc lịch sử đặc biệt

Đến với tháp Bình Lâm, bạn nào chỉ được khám phá những nét thú vị, độc đáo của kiến trúc, điêu khắc Chàm? Mà ở đây, bạn còn có cơ hội lội ngược dòng lịch sử, truy tìm những dấu tích của thành Thị Nại – tòa thành cổ đã từng ghi dấu ấn một thời của quân dân Chàm – Việt chống quân xâm lược Nguyên – Mông (1283). Rồi đến những năm ác liệt của khói lửa chiến tranh thời Mỹ – ngụy, tháp Bình Lâm lại oằn người hứng chịu và chứng kiến bao loạt mưa bom, bão đạn. Nó trở thành nơi trú ẩn, “thần hộ mệnh” cho những người làm cách mạng. Vì vậy, khi khám phá tháp Bình Lâm chắc chắn cả một trời không khí nhuốm màu lịch sử, vang vọng âm thanh từ ngàn xưa sẽ vọng về, làm sống dậy trong lòng bạn bao cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến đến lạ!

Hiện tại Tháp đã được tu sửa lại so với lúc ban đầu

Và đến với tháp Bình Lâm, bạn sẽ không khỏi “mắt chữ A, mồm chữ O” khi được nghe kể bao câu chuyện đậm chất huyền bí, hư hư – thực thực. Người ta kể lại rằng: tháp Bình Lâm có tiếng là nhiều ma, dân địa phương gọi là ma vàng Hời, vì ma hiện lên đa phần tỏa ánh sáng vàng óng ánh. Nên xưa kia, những kẻ làm mất trật tự, an ninh trong làng đã bị nhốt vào tháp, khiến cho “hồn xiêu phách lạc”… Nghe đến đây, rất có thể bạn sẽ liên tưởng đến những câu thơ của Chế Lan Viên:

“Ai tưởng đến tháp Chàm kia trơ trọi
Tháng ngày luôn rộng cửa đợi ma Hời”

6. Kiến trúc đặc biệt của Tháp Bình Lâm

Tháp Bình Lâm có kiến trúc hài hòa, cân đối. Tháp cao 20 mét, đáy vuông, thân tháp cao, đỉnh tháp gồm hai tầng, thu nhỏ dần lên trên và được chạm khắc rất tinh xảo. Tháp có một cửa chính quay mặt về hướng đông và ba cửa giả. Mặt tường bên ngoài của tháp được trang trí bằng hệ thống gạch ốp. Không giống với nhiều tháp Chăm khác, các trụ gạch ốp của tháp Bình Lâm không có hoa văn phủ kín bề mặt.

Về mặt kết cấu, tháp có ba tầng, càng đi lên càng thu nhỏ dần về phía đỉnh. Tháp cao khoảng 20m, bình đồ vuông, mỗi cạnh khoảng 10m; cửa chính quay về hướng Đông, còn ba cửa còn lại là cửa giả.

Tháp Bình Lâm có kiến trúc vô cùng đặc biệt

Cửa chính thông vào lòng tháp đo được 4,3m, lòng tháp mỗi cạnh 5m, lòng cửa 1,8m, tường dày 2,4m. Hai cửa giả ở phía Tây và phía Nam của tháp còn khá nguyên vẹn; cửa phía Đông đã bị sụp lỡ phần vòm cửa phía trên và chân. Mỗi cửa giả là một cấu trúc ba thân kế tiếp nhau, nhô ra khỏi thân tháp 1,5m, được tạo chân cửa bằng những trụ vuông thẳng đứng, phía trên được tạo nhiều lớp mái vòm nhọn, vươn cao và có hình mũi giáo.  Trên mặt cửa vòm là tạo hình giống các toà lâu đài dạng tháp, được lặp lại và thu nhỏ theo hình cửa giả một cách cân đối. Mỗi hình cửa giả như vậy là một khám thờ, rèm các lá nhĩ cửa giả được chạm các hình con Nghê đầu quay ra bên ngoài. Trong các ô khám được chạm các hình thần đứng ngồi khác nhau nhưng nay đã bị mất.

Mái tháp có 4 tầng, nhỏ dần về phía trên. Mỗi tầng là hình ảnh thu nhỏ của tháp nhưng được trang trí bởi các hoa văn khắc tạc tinh tế. Đường diềm ngăn cách thân và mái được trang trí bằng hoa văn cánh sen cách điệu, uốn lượn liên hoàn. Hiện nay, các tháp nhỏ gắn ở bốn góc không còn. Ở giữa các tầng đều có cửa giả và cũng đều tạo ra các ô khám chờ, bên trong đều có tượng phật, nay do thời gian đã bị bào mòn hoặc đã bị đục mất. Mặt tường mái phía Tây hiện còn thấy rất rõ một bức phù điêu chim thần Garuda.

Mặt tường bên ngoài tháp Bình Lâm cũng được trang trí bằng hệ thống các cột ốp, nhưng có điểm khác biệt là đường rãnh ở cột ốp không tách cột ốp thành một đôi cột đứng song đôi; không còn hoa văn phủ kín bề mặt cột ốp và vòng đai bao quanh khung trang trí nằm giữa các cột ốp.

7. Sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và điêu khắc

Các môtíp hoa văn của tháp Bình Lâm đều được tạo trực tiếp lên gạch. Một số họa tiết trang trí như các tháp trang trí góc, hình ảnh các tòa lâu đài trên các cửa giả và các họa tiết những văn hoa quanh diềm thân tháp rất gần với môtíp kiến trúc của những tháp Chàm ở thế kỉ X. Tuy nhiên, những đặc điểm mới mẻ trong kiến trúc trang trí của tháp Bình Lâm như xuất hiện các hoa văn lạ, không trang trí hoa văn trên mặt tường, các rãnh dọc thân tháp đã được thu nhỏ lại, vòm cửa vươn cao, có hình mũi giáo… được coi là sự báo hiệu cho phong cách tháp Chăm mới, hay còn gọi là phong cách tháp Chăm Bình Định sau này – chuyển từ sự thanh tú, duyên dáng sang nhấn mạnh vào sự hoành tráng, khỏe khoắn trong kiến trúc Chăm.

Điêu khắc rất công phu và tỉ mỉ của người Chăm xưa

Tuy nằm ở vị trí bằng phẳng, song với chiều cao của tháp trên 20 m, khi đứng dưới chân ngước mắt nhìn, vẫn thấy dáng cao vút uy nghi của kiến trúc. Cái đẹp nhất ở đây là những vòm cửa giả, mỗi cửa giả là một tác phẩm nghệ thuật sinh động mà những người nghệ sĩ Chăm vô danh gửi lại cho hậu thế. Giáp với mái và thân, tháp lại được trang trí những mô típ hoa văn kiểu chuỗi hạt uốn lượn liên hoàn hình chữ U chạy vòng quanh tháp. Lên các tầng trên, hoa văn cũng được lặp lại như vậy.

8. Một số lưu ý khi đến Tháp Bình Lâm

+ Không mang theo vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy, vật gây ô nhiễm môi trường vào di tích

+ Không hành nghề mê tín dị đoan

+ Không đập phá, đào bới, khắc, viết, vứt rác làm ảnh hưởng cảnh quan di tích

+ Không chăn thả gia súc, chặt cây, lấy đất và các tài sản khác của di tích Tháp Bình Lâm

+ Khi đến tham quan, cần liên hệ với ban quản lý để được hướng dẫn

Du lịch Quy Nhơn – Bình Định đừng bỏ qua ngôi tháp tuyệt đẹp này nhé

Quy Nhơn Hotel đã review chi tiết kinh nghiệm tham quan Tháp Bình Lâm (Tuy Phước – Bình Định). Hãy xách balo lên và đi đến và tìm hiểu một trong 8 Tháp Chăm nổi bật nhất tại Bình Định các bạn nhé.

Ánh Viên (Quy Nhơn Hotel)

(Tổng hợp: Sở du lịch Bình Định, Báo Bình Định, Hiquynhon)

Hãy Gọi Ngay 09777 85 199 (Hotline) để được Tư Vấn Trực Tiếp và nhận được NHIỀU CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI chỉ có ở Quy Nhơn Hotel.



Câu Hỏi Thường Gặp

Tháp Bình Lâm nằm sát ven sông Gò Tháp đổ ra cửa biển Thị Nại của xóm Long Mai, thôn Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước cách thành phố Quy Nhơn 22km.
Giá vé hiện nay: Miễn phí. Giờ hoạt động: Buổi sáng: Từ 07h30 đến 11h30 - Buổi chiều: 14h00 đến 17h30.
0256.6 53 59 59 (Công ty)
09777 851 99 (Hotline)
Bạn cần trợ giúp? Hãy gọi ngay
Quynhonhotel.com © 2023 - Kênh đặt phòng khách sạn lớn nhất Quy Nhơn

DKKD: 4101468338, Ngày cấp: 11/07/2016, Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Bình Định

Quy Nhơn: Tòa nhà Quy Nhơn Tourist, 94 Hà Huy Tập, P. Trần Phú, Quy Nhơn, Bình Định ( Xem bản đồ )

Phú Yên: 283 Nguyễn Công Trứ, TP Tuy Hòa, Phú Yên ( Xem bản đồ)